Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ

Vào lúc này, Rubel đang cảm thấy sợ hãi. Khu nhà tập thể nơi anh công nhân 28 tuổi cùng các lao động nhập cư khác sinh sống đã bị phong tỏa. Nội bất xuất, ngoại bất nhập, theo yêu cầu của nhà chức trách nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19 do virus corona chủng mới gây ra.

Vài tuần gần đây, đảo quốc Sư tử đã phải chứng kiến dịch bệnh bùng nổ một cách đáng sợ, với hàng ngàn ca nhiễm mới tại các ổ dịch trong những khu nhà tập thể cho công nhân người nước ngoài. Để kiểm soát, chính phủ đã ra lệnh phong tỏa toàn bộ các cơ sở này, làm xét nghiệm cho công nhân và đưa mọi bệnh nhân có triệu chứng sang khu vực cách ly riêng.

Việc phong tỏa tưởng như hoàn toàn hợp lý, nhưng nó lại khiến hàng trăm ngàn công nhân bị kẹt lại, sống chen chúc trong những căn phòng chật hẹp, đến mức để "giãn cách xã hội" thì quả thực là bất khả thi.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 1.

Singapore có tới 1,4 triệu lao động nước ngoài, chủ yếu từ Nam Á và Đông Nam Á. Họ tới đây làm những công việc phổ thông, như giúp việc, công nhân xây dựng, công nhân nhà máy... và nhờ vậy trở thành lực lượng thiết yếu để giúp xã hội quốc gia này vận hành. Thế nhưng, họ vẫn nằm trong danh sách được trả lương thấp nhất, dễ chịu tổn thương nhất.

Rubel tới từ Bangladesh. Anh đến đây vào 6 năm trước, làm công nhân xây dựng để kiếm tiền gửi về cho gia đình. Nhưng hiện tại với lệnh phong tỏa, không những khiến sức khỏe gặp rủi ro, anh còn lo lắng cho cuộc sống của người thân nơi quê nhà.

"Tôi sợ nhiễm virus, bởi nếu ngã bệnh thì lấy ai chăm lo cho gia đình," - Rubel chia sẻ.

Anh cũng chẳng thể ngờ tình cảnh này lại xảy ra. Trong 3 tháng đầu năm, Singapore được ca ngợi, trở thành hình mẫu của thế giới khi dập dịch rất nhanh với những phương pháp kìm hãm quyết liệt. Nhưng mọi chuyện thay đổi 180 độ. Tính từ 17/3 đến nay, số ca nhiễm ở quốc gia này tăng từ 266 lên hơn 12.000 trường hợp, theo số liệu từ ĐH Johns Hopkins.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 2.

Một căn phòng dành cho dân nhập cư

Đáng chú ý, mỗi ngày họ có hơn 1000 ca nhiễm, mà chỉ vài chục là từ công dân Singapore. Số còn lại, tất cả đều là lao động nhập cư.

Sự phân biệt của đất nước được xây dựng bởi người nhập cư

Có một sự thật ít người biết, đó là hầu hết các công trình biểu tượng của Singapore - như khu tổ hợp Marina Bay Sands, đều được xây dựng bởi đội ngũ lao động nhập cư.

40 năm trước, nền kinh tế của Singapore chưa mạnh như bây giờ. Không có nhiều đất đai và tài nguyên, chính phủ phải tập trung đầu tư vào giáo dục, đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên nhằm tạo ra một nền kinh tế có xu hướng xuất khẩu, và thu lời từ công nghiệp hóa.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 3.

Nhưng kế hoạch này vấp phải vấn đề, đó là dân số của Singapore quá nhỏ. Họ không đủ nhân lực, nên buộc phải dựa vào các lao động từ nước ngoài. 40 năm trước là thế, và bây giờ cũng vậy. Ngày nay, đất nước 5,7 triệu dân có khoảng 1/4 là lao động nước ngoài.

Kế hoạch đầy tham vọng đã có hiệu quả - ít nhất là với công dân Singapore. Lực lượng nhân công giá rẻ từ nước ngoài đã giúp thu nhập trung bình của dân Singapore lên tới 56.786 USD vào năm 2019, trở thành một trong những nơi thịnh vượng nhất thế giới tính trên GDP đầu người.

Tuy nhiên, sự thịnh vượng ấy chẳng có phần của dân nhập cư. Họ bị gạt sang một bên, sống trong những điều kiện ngặt nghèo nhất, có rất ít quyền lợi và sự bảo hộ từ chính phủ. Nói cách khác khi một cơn khủng hoảng như Covid-19 ập đến, họ là những đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Những quả bom nổ chậm

Ngày 4/4, Singapore chứng khiến số ca nhiễm mới tăng thêm 75 người - bước tăng kỷ lục ở thời điểm đó. Lần theo dấu vết, nhà chức trách tìm về các khu nhà tập thể theo dạng ký túc xá, vốn được xây làm nhà ở cho dân nhập cư. Khoảng 200.000 công nhân sống trong 43 khu nhà như vậy.

Có một từ dùng để miêu tả tình trạng trong các khu nhà này: Chật! Mỗi phòng có khoảng 10 - 20 công nhân sống chen chúc, trong khoảng không gian từ 45 - 90m2.

Trong một video khảo sát của CNN về một trong những căn nhà như vậy, có cảnh công nhân nằm ngủ trên những chiếc giường tầng xếp sát cạnh, cách nhau chỉ trên dưới 1m. Hầu hết là nam giới, đến từ những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển. Họ dùng chung toilet, nhà tắm, phòng giặt, tủ đồ, và đến bữa thì xếp hàng nhận đồ ăn.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 4.

Mô tả như vậy để thấy rằng, việc tự cách ly đối với họ là vô nghĩa. Họ không thể giãn cách được vì chẳng có chỗ mà giãn, và đó là lý do vì sao virus corona có thể bùng phát nhanh đến vậy.

Đáng chú ý, chính phủ Singapore dường như phớt lờ rủi ro tại đây, và đã không hề cảnh báo họ cho đến khi mọi chuyện quá muộn. Đây là nhận xét của Alex Au, phó chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận TWC2 dành cho người nhập cư.

"Trong khi tuân theo cả thế giới yêu cầu giãn cách xã hội, tôi nghĩ chính phủ đã bỏ qua thực dịch thuật tế rằng đối với dân lao động chân tay phải ở 10 - 20 người/phòng, điều đó là không thể, " - ông cho biết. "Việc không thể nhìn thấu rủi ro này và đưa ra giải pháp hợp lý đã đẩy chúng tôi vào tình cảnh tồi tệ."

Tại một số khu nhà, công nhân cho biết các biện pháp của chính phủ giúp họ an tâm hơn. Zasim, công nhân 27 tuổi từ Bangladesh chia sẻ anh được cung cấp khẩu trang, nước rửa tay, dụng cụ vệ sinh, xà phòng, và cả trái cây tươi. Họ cho phép anh dùng WiFi miễn phí, kèm vài chiếc thẻ điện thoại để anh và nhóm bạn cùng phòng có thể gọi điện, nhắn tin cho người thân trong thời gian phong tỏa.

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 5.

Căn phòng Zasim sinh sống

Nhưng cũng giống như Rubel, điều khiến Zasim lo lắng nhất là ảnh hưởng đến tài chính. Dẫu vậy, việc chính phủ cho rằng công nhân nhập cư vẫn nên được trả tiền trong giai đoạn này, đồng thời cung cấp viện trợ để doanh nghiệp làm điều đó đã khiến anh cảm thấy yên tâm hơn.

Rubel cũng có cảm nhận tương tự. Giờ đây, khu nhà anh sống đã sạch sẽ hơn, được cung cấp đồ ăn mỗi ngày. Dẫu vậy, tâm trạng của anh vẫn rất căng thẳng. Quá đông người trong không gian hẹp, ai cũng sợ mình đang sống chung với nhóm chưa phát triệu chứng.

"Thực sự rất căng thẳng cho bất kỳ ai trong tình cảnh này," - trích lời Desiree Leong, chuyên viên điều hành Tổ chức Nhân đạo cho Lao động nhập cư tại Singapore. "Bạn bị nhốt trong đó cả ngày. Rất căng thẳng và khó chịu."

Covid-19 để lộ ra mặt trái của xã hội Singapore: Có một tầng lớp đã và đang bị phân biệt rõ ràng đến đáng sợ - Ảnh 6.

Theo Tommy Koh - luật sư người Singapore nhận định, những khu nhà như vậy không khác gì bom nổ chậm với đất nước. "Cách Singapore đối xử với người nhập cư thực sự không văn minh. Chính phủ cho phép chủ doanh nghiệp đưa lao động vào trong các căn phòng chỉ toàn giường, không có chỗ mà kê ghế. Họ ở chen chúc nhau như cá hộp, 12 người trong một phòng."

"Đó là một quả bom, chỉ chờ dịp để kích nổ."

Nguồn: CNN

Giật mình hình ảnh bụi bẩn, nấm mốc đóng thành tảng siêu dày trong lớp học vì quá lâu không có học sinh

Sau khi thực hiện chỉ đạo nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều địa phương có khả năng lây lan dịch Covid-19 ở nguy cơ thấp đã chính thức cho học sinh một số khối lớp đi học trở lại. Cụ thể trong tuần qua, 8 địa phương (Cà Mau, Thái Bình, Thanh Hóa, Gia Lai, Yên Bái, Hải Dương, Hải Phòng, Phú Thọ) đã tổ chức cho học sinh bậc THCS, THPT hoặc học sinh cuối cấp quay lại trường.

Cũng từ đây, rất nhiều những hình ảnh độc đáo về lớp học đã được các bạn học sinh chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Nổi bật nhất, phải kể đến bức ảnh lớp bụi và nấm mốc siêu dày trên bàn ghế của một số trường học được các bạn học sinh ghi lại rất nghệ thuật, nhìn xa xa trông giống như một thảm dịch thuật thực vật đẹp mắt nhưng lại gần thì mới hết hồn nhận ra phải đi dọn dẹp ngay.

Bức ảnh bụi bẩn và nấm mốc đóng thành lớp dày trên bàn học được các bạn học sinh chia sẻ sau khi quay trở lại trường. (Nguồn: Trường Người Ta)

Dưới phần bình luận, một số hình ảnh tương tự cũng được các bạn học sinh chia sẻ. (Nguồn: Trường Người Ta)

Có lẽ, do thời gian nghỉ dịch Covid-19 quá lâu, lớp học không có sự vệ sinh và lau dọn thường xuyên cộng với thời tiết nồm ẩm nên tình trạng trên đã xảy ra. Chính vì vậy, nhiều trường học trên cả nước đã tiến hành cho lao công và các bạn học sinh đến trường lao động, lau chùi, quét dọn lớp học, bàn ghế sạch sẽ trước khi quay trở lại trường.

Hình ảnh độc đáo ngay sau khi chia sẻ đã mau chóng gây xôn xao cộng đồng mạng, nhiều người bày tỏ sự lo lắng không biết rằng lớp học của mình có giống như thế không, một số người lại cảm thấy may mắn vì có nhân viên vệ sinh dọn dẹp trường lớp thường xuyên trong mùa dịch.

Tài khoản H.T chia sẻ: "Nhìn cảnh này mà nghĩ đến lúc phải dọn vệ sinh trước khi vào lớp, chưa gì đã cảm thấy buồn rồi."

"Hôm nay vừa mới cùng cả lớp đến trường dọn dẹp, may mắn là lớp mình vẫn sạch sẽ lắm chứ nhìn cảnh này chắc phải đeo mấy lớp khẩu trang.", bạn M.N cho hay.

Bạn N.D bình luận: "Lúc đầu mới đến mình còn tưởng trường trồng cây mới cơ."

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Nữ thần BLACKPINK vô tình thấy ảnh cũ và tiện đăng lên Instagram ai ngờ gây bão: Thể nào được gọi là Hoa hậu Hàn Quốc!

Được biết tới là visual của BLACKPINK , Jisoo hiếm khi làm công chúng phải thất vọng về nhan sắc. Nhan sắc thanh thuần, đẹp tựa công chúa của Jisoo vốn rất nổi tiếng trong giới thần tượng xứ Hàn. Thậm chí, nhan sắc của nữ idol còn được netizen Hàn ví như Hoa hậu Hàn Quốc vì sở hữu các nét đẹp xuất chúng chuẩn gu người Hàn, đẹp rực rỡ, quyến rũ và đầy thân thiện.

Mới đây, nữ thần nhà YG lại tiếp tục khẳng định nhan sắc trời cho hơn người qua loạt ảnh cũ chưa từng công bố lên trang cá nhân. Được biết, cô nàng kiếm được loạt ảnh này trong camera và tiện thì "xả hàng" luôn chứ không chăm chút gì cả. Chẳng cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của bất kì công cụ nào để nâng tầm nhan sắc, Jisoo vẫn quá xuất thần và kiêu sa. Khỏi phải nói, loạt ảnh ngay lập tức được netizen chia sẻ chóng mặt và tất cả đều phải trầm trồ trước visual nức nở của mỹ nhân BLACKPINK.

Nữ thần BLACKPINK vô tình thấy ảnh cũ và tiện đăng lên Instagram ai ngờ gây bão: Thể nào được gọi là Hoa hậu Hàn Quốc! - Ảnh 2.

Nếu so sánh nét đẹp của Jisoo với tiêu chuẩn cái đẹp ngày nay, dễ nhận thấy nàng mỹ nhân sinh năm 1995 đều hội tụ đầy đủ các yếu tố cần có của nhan sắc nhà nhà mơ ước. Gương mặt trái xoan, mắt to hai mí hút hồn, đặc biệt là môi trái tim đẹp nức tiếng.

Nữ thần BLACKPINK vô tình thấy ảnh cũ và tiện đăng lên Instagram ai ngờ gây bão: Thể nào được gọi là Hoa hậu Hàn Quốc! - Ảnh 3.

Bức ảnh Jisoo nhìn vào ống kính khiến dân tình "câm nín" trước nhan sắc rung động lòng người của cô nàng.

Nữ thần BLACKPINK vô tình thấy ảnh cũ và tiện đăng lên Instagram ai ngờ gây bão: Thể nào được gọi là Hoa hậu Hàn Quốc! - Ảnh 4.

Nhiều người còn cho rằng với nhan sắc này, Jisoo thừa sức giành vương miện trong cuộc thi Hoa hậu Hàn Quốc.

Nữ thần BLACKPINK vô tình thấy ảnh cũ và tiện đăng lên Instagram ai ngờ gây bão: Thể nào được gọi là Hoa hậu Hàn Quốc! - Ảnh 5.
Nữ thần BLACKPINK vô tình thấy ảnh cũ và tiện đăng lên Instagram ai ngờ gây bão: Thể nào được gọi là Hoa hậu Hàn Quốc! - Ảnh 6.

Trong bức ảnh này, tuy chụp nửa người nhưng nữ thần BLACKPINK cũng khoe khéo body thanh mảnh cân đối.

Nữ thần BLACKPINK vô tình thấy ảnh cũ và tiện đăng lên Instagram ai ngờ gây bão: Thể nào được gọi là Hoa hậu Hàn Quốc! - Ảnh 7.

Vừa có khuôn mặt xinh đẹp, ngọt ngào tựa nữ thần lại sở hữu body quyến rũ, gọi Jisoo là Hoa hậu cũng chẳng có gì sai.

Nữ thần BLACKPINK vô tình thấy ảnh cũ và tiện đăng lên Instagram ai ngờ gây bão: Thể nào được gọi là Hoa hậu Hàn Quốc! - Ảnh 8.
Nữ thần BLACKPINK vô tình thấy ảnh cũ và tiện đăng lên Instagram ai ngờ gây bão: Thể nào được gọi là Hoa hậu Hàn Quốc! - Ảnh 9.

Ngoại hình của chị cả BLACKPINK đã đạt đến độ chuẩn mực và hoàn mỹ không có điểm nào để chê. Với nhan sắc được cả bác sĩ thẩm mỹ ca ngợi, Jisoo xứng đáng là visual hàng đầu của giới idol nữ hiện nay.

Nguồn: IG

Lý do có thể khiến Syria đột nhiên bị “thất sủng” trước “người anh lớn” Nga sau nhiều năm gắn kết

Giả thuyết này được truyền thông Nga đăng tải với lý do được đưa ra đó là việc Moscow thất vọng về nhà lãnh đạo Assad cùng đội ngũ lãnh đạo nước này khi không thể duy trì quyền kiểm soát các khu vực mà chính quyền này đã giành lại nhờ nỗ lực của quân đội Nga bắt đầu từ tháng 9/2015.

Theo The Arabweekly, diễn biến tình hình thực tế đã đặt ra câu hỏi về các mục tiêu chung giữa Iran và Syria .

Có nhiều cuộc tranh luận về ý định được cho là của Nga trong việc quay lưng với nhà lãnh đạo Syria, Tổng thống Syria Bashar Assad. Giả thuyết này được truyền thông Nga đăng tải với lý do được đưa ra đó là việc Moscow thất vọng về nhà lãnh đạo Assad cùng đội ngũ lãnh đạo nước này khi không thể duy trì quyền kiểm soát các khu vực mà chính quyền này đã giành lại nhờ nỗ lực của quân đội Nga bắt đầu từ tháng 9/2015.

Cuộc chiến Syria đã trải qua nhiều giai đoạn, bao gồm một giai đoạn quan trọng vào năm 2012 và một giai đoạn khác vào năm 2015.

Hồi năm 2012, chính quyền Syria đứng trước nguy cơ sụp đổ khi các thành phố lớn từ chối ủng hộ. Cuộc cách mạng bắt đầu với sự nổi dậy ở thành phố Daraa phía tây nam sau khi một nhóm thanh niên địa phương bị giết khi chống đối lực lượng an ninh chính phủ. Tuy nhiên, một phần nhờ công của ông Assad, Daraa luôn ủng hộ chế độ.

Vào năm 2012, Damascus đã có nguy cơ rơi vào cuộc nổi dậy nguy hiểm. Tuy nhiên, dưới sự giúp sức của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) của Iran, với kinh nghiệm trong việc đàn áp các phong trào ở các thành phố của Iran năm 2009, lực lượng quân đội Syria đã trấn áp tình trạng hỗn loạn.

Lực lượng Quds của IRGC đã cứu chính quyền ông Bashar Assad nhưng từ năm 2015, lực lượng này và ông Assad đã cần đến sự giúp đỡ của Nga. Nga đã nhận lời trợ sức tất nhiên với những điều kiện nhất định.

Tướng Soleimani ngay lập tức bay tới Moscow để gặp các quan chức Nga. Tương tự, Tổng thống Assad cũng vội vã tới Moscow và gặp Tổng thống Vladimir Putin.

Sự can thiệp quân sự trực tiếp của Nga đã nhanh chóng thay đổi luật chơi ở Syria. Chính quyền ông Assad đã giành lại thế chủ động về mặt quân sự, giành lại toàn quyền kiểm soát Damascus và các khu vực xung quanh, giành lại Aleppo và Hama, một phần tỉnh Homs.

Phương pháp chiến thuật chiến đấu Nga dùng ở Syria chủ yếu là các cuộc không kích, sử dụng máy bay ném bom Sukhoi hiện đại để tấn công cả các mục tiêu. Còn ở bộ phận mặt đất, chủ yếu là dựa vào lực lượng của quân đội Syria.

Trong khi đó, kể từ mùa hè năm 2013, chính quyền Mỹ dường như đã không mấy chú tâm soi xét đến sự bất tuân của Syria nhằm dung hòa với Iran.

Không thể phủ nhận rằng, trước năm 2015, Syria đã được hưởng lợi rất nhiều từ các cuộc đàm phán bí mật giữa Mỹ và Iran dưới thời Obama để đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân. Thông qua các cuộc đàm phán này, chính quyền Obama đã không chọc giận Iran, đặc biệt là về vấn đề Syria.

Nga tiếp tục củng cố sự hiện diện của mình ở Syria. Thổ Nhĩ Kỳ đã vô hiệu hóa và đạt được sự đồng thuận với Israel. Có điều bây giờ, chưa đầy năm năm sau khi can thiệp trực tiếp để ủng hộ chính phủ Syria, người Nga đang có dấu hiệu cho thấy không còn mấy hứng thú với quốc gia Trung Đông này.

Dường như Nga đã nhận ra rằng có những giới hạn nhất định từ phía Iran trong việc tiếp tục hỗ trợ Syria trong bối cảnh khó khăn kinh tế của chính nước họ còn đang tiếp diễn dưới ảnh hưởng các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng như sự sụt giảm giá dầu.

Nga cũng đang đứng trước thách thức về mặt kinh tế khi tham gia vào cuộc chiến giá dầu với Saudi. Các thỏa thuận đã đạt được gần đây giữa hai bên cho thấy dường như chưa có dấu hiệu nào để thấy giá dầu có khả năng phục hồi trong tương lai gần.

Sự can thiệp của Iran vào Syria hẳn còn đối diện trước sự phản đối của người Syria. Đối với Nga, những gì họ có thể đạt được ở Syria cũng có những giới hạn.

Một số yếu tố sẽ thúc đẩy Nga cân nhắc nghiêm túc việc cần phải thay đổi chiến lược ở Syria: Thứ nhất, thực tế là nước này không còn chung mục tiêu với Iran và thứ hai, họ không còn có thể dựa vào một chế độ không có dự án chính trị khả thi như Syria.

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Bản thiết kế của iPhone 12 Pro Max cho thấy đây sẽ là chiếc iPhone lớn nhất từ trước đến nay

Công tác bảo mật của Apple năm nay dường như không được cải thiện là bao, khi mà hôm nay, các bản thiết kế CAD của mẫu iPhone lớn hơn so với iPhone 12 Pro – iPhone 12 Pro Max – đã bị rò rỉ, qua đó dịch thuật xác nhận thiết kế mà Apple dự định mang lên mẫu flagship sắp ra mắt của hãng.

Các bản thiết kế CAD được đăng tải trên kênh YouTube EverythingApplePro cũng như tài khoản Twitter của leaker Max Weinbach. Các bản CAD này tiết lộ cho chúng ta điều gì về iPhone 12 Pro Max?

- Đầu tiên, iPhone 12 Pro Max sẽ là mẫu iPhone lớn nhất mà Apple từng sản xuất, với màn hình lên đến 6.7-inch.

- Thiết kế của máy quả thực trông giống một chiếc iPad Pro thu nhỏ (hay một chiếc iPhone 5 phóng to). Nó có bộ khung phẳng bằng thép không gỉ, trái ngược với bộ khung bo cong trên các mẫu iPhone hiện nay.

- Viền màn hình của máy sẽ chỉ mỏng 1,55mm. Để tiện so sánh thì viền này mỏng hơn gần 1mm so với viền 2,52mm trên iPhone 11 Pro Max.

- Độ dày tổng thể của thiết bị sẽ vào khoảng 7,4mm, giảm đi đôi chút so với độ dày 8,1mm của iPhone 11 Pro Max.

- iPhone 12 Pro Max cũng sẽ có nhiều màu mới, bao gồm xanh dương nhạt, tím, và cam nhạt.

Bản thiết kế của iPhone 12 Pro Max cho thấy đây sẽ là chiếc iPhone lớn nhất từ trước đến nay - Ảnh 1.

Ảnh dựng iPhone 12 Pro Max từ bản CAD

Tuy nhiên, điều thú vị nhất mà bản CAD tiết lộ là iPhone 12 Pro Max có một đầu vào trông giống cổng Smart Connector. Bạn có nghe quen quen không? Smart Connector là cổng hiện đang được sử dụng trên một số mẫu iPad, cho phép chúng kết nối với các bàn phím Smart và Magic Keyboard của hãng. Có nghĩa là Apple nhiều khả năng đang dự định tung ra một phụ kiện bàn phím cho iPhone 12 Pro Max. Xét kích cỡ màn hình 6.7-inch, chiếc iPhone này vừa đủ lớn để kết hợp với một bàn phím gắn ngoài. Tất nhiên, đầu vào này cũng có thể là một Smart Connector được thiết cho một số loại thiết bị khác mà Apple vẫn chưa tung ra.

iPhone 12 Pro Max được cho là sẽ ra mắt vào mùa thu năm nay, cùng với 3 mẫu iPhone khác. Hồi đầu tuần này, Apple đã tung ra chiếc iPhone mới nhất – iPhone SE thế hệ 2. Bạn có thể xem toàn bộ các bản thiết kế CAD của iPhone 12 Pro Max trong đoạn video bên dưới.

Lộ diện thiết kế iPhone 12 Pro Max thông qua các bản CAD bị rò rỉ

Tham khảo: FastCompany

Vợ chồng Bill Gates đã tích trữ thực phẩm trong tầng hầm từ nhiều năm trước, vì đoán biết đại dịch như Covid-19 kiểu gì cũng xảy ra

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ, người dân ở khắp nơi trên thế giới đã đổ xô tích trữ một số sản phẩm như đồ ăn và giấy vệ sinh do lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Thế nhưng, ít ai biết rằng vợ chồng tỷ phú Bill và Melinda Gates đã bắt đầu dự trữ thực phẩm trong tầng hầm của họ trước khi dịch Covid-19 xảy ra.

Vợ chồng Bill Gates đã tích trữ thực phẩm trong tầng hầm từ nhiều năm trước, vì đoán biết đại dịch như Covid-19 kiểu gì cũng xảy ra - Ảnh 1.

Ngày 16/4 vừa qua, bà Melinda chia sẻ với BBC Radio Live: "Vài năm trước, chúng tôi từng tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu không có nước sạch và thức ăn? Chúng ta sẽ phải đi đâu, làm dịch thuật gì với tư cách là một gia đình? Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng mình cần chuẩn bị một lượng đủ dùng trong một thời gian nhất định nếu có biến cố xảy ra.

Gia đình tôi đã mua một ít đồ ăn để ở tầng hầm phòng khi cần dùng đến và thời điểm hiện tại cũng như vậy. Tất nhiên, chúng tôi không thể chuẩn bị trước một loại thuốc hay vắc-xin cụ thể nào bởi đến nay vẫn chưa có vắc-xin phòng Covid-19. Đây là đại dịch mà tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng.

Gần đây, trong các bữa tối, chúng tôi đều nói đến việc mình đã may mắn như thế nào khi có thể quây quần bên nhau và thưởng thức bữa ăn thay vì phải vật lộn từng bữa như rất nhiều gia đình khác đang chịu ảnh hưởng của đại dịch".

Từ tận năm 2010, Bill Gates đã cảnh báo về một đại dịch trong một bài đăng trên blog sau khi dịch cúm H1N1 bùng phát năm 2009. Tại một sự kiện do Hiệp hội Y khoa Massachusetts và Tạp chí Y học New England (NEJM) tổ chức vào tháng 4/2018, vị tỷ phú từng nói rằng thế giới chưa sẵn sàng cho một đại dịch như vậy, thứ sẽ khiến tất cả mọi người phải lo lắng. Ông nhấn mạnh: "Chúng ta cần chuẩn bị cho đại dịch nghiêm túc như cách chuẩn bị cho một cuộc chiến".

Nhà đồng sáng lập Microsoft dường như đã trải qua sự chuẩn bị như vậy từ khi còn nhỏ: Ông lớn lên trong thời kỳ diễn ra Chiến tranh lạnh. Gia đình ông có một cái thùng chứa đầy lon thức ăn và nước uống trong tầng hầm để đề phòng bất trắc.

Tỷ phú 67 tuổi chia sẻ trong một cuộc trò chuyện năm 2015: "Khi còn nhỏ, thảm họa mà chúng tôi lo lắng nhất là chiến tranh hạt nhân. Nếu điều đó xảy ra, chúng tôi sẽ đi xuống hầm để trú ẩn và sử dụng những thứ đã chuẩn bị từ trước. Còn ngày nay, nguy cơ thảm họa toàn cầu lớn nhất không phải chiến tranh hạt nhân, mà thay vào đó là virus gây bệnh truyền nhiễm.

Tính đến ngày 17/4, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thế giới ghi nhận hơn 2,1 triệu trường hợp nhiễm bệnh và hơn 145.000 ca tử vong. Trong đó, Mỹ đang dẫn đầu với 677.056 người nhiễm và 34.580 người tử vong.

Ngày 15/4 vừa qua, quỹ Bill & Melinda Gates cho biết họ sẽ hỗ trợ thêm 150 triệu USD cho công tác phòng chống đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, qua đó, nâng tổng số tiền cam kết của tổ chức này lên 250 triệu USD. Bên cạnh đó, tỷ phú Bill Gates còn cam kết đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng 7 nhà máy để tìm ra vắc-xin phòng bệnh sớm nhất có thể.

Heo Mi Nhon bật khóc khi thấy con gái Cam Cam dũng cảm vượt qua nỗi sợ

Tuần này, " Thử thách lớn khôn " mang đến 6 cho gia đình thử thách mang tên lớp học năng khiếu. Đặc biệt, lần này các bé con buộc phải rời xa ba mẹ, một mình đối đầu với thử thách. Tại đây, các em bé đã lựa chọn cho mình một trong ba môn học: bóng đá, múa ba lê và ca hát tương ứng với sự hướng dẫn các tên tuổi tài năng như: cựu cầu thủ Công Vinh, nghệ sĩ múa Đỗ Hải Anh và ca sĩ Ali Hoàng Dương để thử thách bản thân.

Heo Mi Nhon bật khóc khi thấy con gái Cam Cam dũng cảm vượt qua nỗi sợ - Ảnh 1.

Sự xuất hiện bất ngờ của Công Vinh khiến mọi người trong trường quay vô cùng phấn khích. Đứng trên sân khấu, cựu cầu thủ lừng danh trổ tài tâng bóng đầy kỹ thuật. Ngưỡng mộ màn biểu diễn điêu luyện của Công Vinh, Andy nói: "Con thích đá bóng lắm mà đâu làm được vậy đâu". Không chỉ các bé trai mà ngay cả bé Sol cũng "mê tít" nam tiền đạo.

Vốn yêu thích thể thao, con trai Thu Trang – Tiến Luật, bé Andy không chần chừ chọn ngay bóng đá để thử sức. Bước ra sân tập, Andy hào hứng hoà mình vào các bài tập do tiền đạo người Nghệ An đưa ra như: dẫn bóng, chuyền bóng và tâng bóng. Sau một hồi luyện tập làm quen, Công Vinh đưa ra thử thách đưa bóng vào lưới và Andy đã thực hiện được. Thấy con trai ghi bàn, Thu Trang - Tiến Luật hò hét thích thú. Cặp bố mẹ đã vô cùng tự hào về con trai, Tiến Luật xúc động nói: "Bây giờ mình mới hiểu cảm giác của người làm cha làm mẹ khi thấy con mình ghi bàn là như thế nào".

Cũng tham gia lớp học đá bóng nhưng khác với hai anh lớn, Đậu và Xoài "hứng thú" với việc nghịch bóng hơn là đá bóng. Thậm chí, cậu con nhà Ba Duy – bé Đậu còn rủ Xoài "cúp học" ra công viên chơi khiến các ông bố bà mẹ bật cười nghiêng ngả.

Heo Mi Nhon bật khóc khi thấy con gái Cam Cam dũng cảm vượt qua nỗi sợ - Ảnh 2.

Nếu như các bé trai chọn học bóng đá cùng Công Vinh thì hai công chúa nhỏ Sol và Cam lại lựa chọn lớp học vũ công nhí. Tại đây, hai cô bé được dancer Đỗ Hải Anh – nữ Quán quân đầu tiên của "So You Think You Can Dance" hướng dịch thuật dẫn.

Lớp học bắt đầu, cô giáo Đỗ Hải Anh hướng dẫn hai bé những động tác cơ bản của môn múa ba lê khiến Sol - con gái Đoan Trang tỏ ra thích thú. Cô bé không ngần ngại thể hiện niềm yêu thích của mình đối với bộ môn nghệ thuật này. Sol chăm chú lắng nghe sự chỉ dẫn từ cô giáo, thực hành theo và dần bộc lộ năng khiếu nghệ thuật của mình. Từ những động tác đơn giản như cho đến khó hơn như đứng thăng bằng bằng mũi chân đều được "mặt trời nhỏ" Sol thực hiện dễ dàng và được cô giáo khen ngợi. Điều này khiến Đoan Trang và ông xã Tây vô cùng tự hào.

Heo Mi Nhon bật khóc khi thấy con gái Cam Cam dũng cảm vượt qua nỗi sợ - Ảnh 3.
Heo Mi Nhon bật khóc khi thấy con gái Cam Cam dũng cảm vượt qua nỗi sợ - Ảnh 4.

Cũng tham gia lớp học ba lê cùng chị Sol nhưng Cam Cam lại tỏ ra khá dè dặt và sợ hãi. Có lẽ việc ở một mình cùng người lạ khiến cô bé trở nên hoảng sợ. Cam Cam nhút nhát đã trốn vào một góc phòng, cô bé liên tục hỏi về chú thỏ - người bạn thân quen. Dù cho cô giáo cùng chị Sol liên tục dỗ dành, bày trò "dụ dỗ" để Cam ra học cùng nhưng em lại trốn vào một góc phòng. Chính thái độ của bé Cam khiến đôi vợ chồng trẻ vô cùng lo lắng. Bố Kiên Hoàng phải thốt lên: "Hình như đây không phải là thử thách cho bọn trẻ mà chính là thử thách cho tụi em".

Đến khi Cam Cam mất kiên nhẫn, liên tục nói: "Con muốn bố mẹ" thì mẹ Loan Hoàng (Heo Mi Nhon) càng nóng lòng muốn xuống tận nơi để trấn an con gái hơn. Nhưng cả hai lại lưỡng lự bởi suy nghĩ: "Nếu hôm nay tụi mình đi xuống thì Cam sẽ không bao giờ bước ra khỏi vùng an toàn được". Sau một hồi đấu tranh, Kiên Hoàng và Loan Hoàng quyết định ở lại phòng chờ, không gặp bé Cam.

Heo Mi Nhon bật khóc khi thấy con gái Cam Cam dũng cảm vượt qua nỗi sợ - Ảnh 5.

Thay vào đó, nữ ca sĩ Đoan Trang đã xuống phòng học để dỗ dành bé Cam. Được sự giúp đỡ của Đoan Trang cùng với sự tương tác của Sol, bé Cam đã vượt qua nỗi sợ hãi và hòa nhập với mọi người. Sau rất nhiều nỗ lực, Cam đã chiến thắng nỗi sợ hãi vô hình của chính mình. Cô công chúa bé nhỏ đã bắt đầu cùng cô giáo và chị Sol chập chững học những bước đầu tiên với môn múa ba lê. Chứng kiến sự trưởng thành, dũng cảm và nụ cười trên mặt con trẻ, Kiên Hoàng và Loan Hoàng như vỡ òa hạnh phúc. Xúc động, mẹ trẻ Loan Hoàng đã bật khóc bởi không chỉ con gái mà chính cô cũng vừa vượt qua thử thách của chính mình là không bảo bọc con quá mức, để con tự mình vượt qua khó khăn chính là giúp con khôn lớn hơn.

Heo Mi Nhon bật khóc khi thấy con gái Cam Cam dũng cảm vượt qua nỗi sợ - Ảnh 6.
Heo Mi Nhon bật khóc khi thấy con gái Cam Cam dũng cảm vượt qua nỗi sợ - Ảnh 7.

Tập 5 "Thử thách lớn khôn" sẽ được phát sóng vào lúc 20h25 thứ Sáu ngày 24/4/2020 trên kênh HTV7.

Bố đạo diễn Quang Huy qua đời, Phạm Quỳnh Anh vẫn có động thái đáng quý dù đã ly hôn

Thông tin bố đạo diễn Quang Huy qua đời ở tuổi 80 đã được gia đình thông báo từ sáng ngày 17/4 vừa qua. Được biết, do đang trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch bệnh nên tang lễ sẽ tổ chức kín đáo, riêng tư tại nhà riêng. Rất nhiều nghệ sĩ Việt sau khi biết tin đều mau chóng gửi lời chia buồn tới đạo diễn Quang Huy cùng gia đình thông qua trang cá nhân. Trong đó, đáng chú ý nhất là Phạm Quỳnh Anh khi cô không chỉ thể hiện sự tiếc thương trước sự ra đi của bố chồng cũ theo cách khá tinh tế mà còn chia sẻ cáo phó như vẫn còn là dịch thuật con trong gia đình.

Cụ thể, từ tối 17/4, nữ ca sĩ đã chia sẻ MV "Thương bố trăm tuổi sợ câu giã từ" kèm chú thích: " Lâm An của ông nội thích bài hát này và thuộc lòng rồi đấy ạ" . Cho tới đêm muộn, cô tiếp tục đăng cáo phó của bố chồng cũ để bạn bè, khán giả được biết rõ thông tin tang lễ, cũng thay cho cách thể hiện sự thương tiếc của bản thân. Có thể nói, dù đã đường ai nấy đi nhưng Phạm Quỳnh Anh và đạo diễn Quang Huy vẫn giữ mối quan hệ tốt. Ngoài việc thường xuyên tái hợp ở những dịp đặc biệt và cùng nuôi dạy hai con gái, cả hai cũng sẵn sàng đứng ra lo lắng chu toàn mọi việc nếu gia đình hai bên có việc quan trọng.

Bố đạo diễn Quang Huy qua đời, Phạm Quỳnh Anh vẫn có động thái làm tròn bổn phận con trong nhà dù đã ly hôn - Ảnh 2.

Phạm Quỳnh Anh thể hiện sự tiếc thương khi hay tin bố chồng cũ qua đời bằng cách tinh tế nhất.

Bố đạo diễn Quang Huy qua đời, Phạm Quỳnh Anh vẫn có động thái làm tròn bổn phận con trong nhà dù đã ly hôn - Ảnh 3.

Cô cũng chia sẻ cáo phó để bạn bè, khán giả được biết rõ thông tin tang lễ.

Bố đạo diễn Quang Huy qua đời, Phạm Quỳnh Anh vẫn có động thái làm tròn bổn phận con trong nhà dù đã ly hôn - Ảnh 4.

Dù đã đường ai nấy đi nhưng đạo diễn và Quang Huy vẫn dành cho nhau cách cư xử văn minh nhất, giữ mối quan hệ tốt và cùng nuôi dạy hai con gái nhỏ.

Bố đạo diễn Quang Huy qua đời, Phạm Quỳnh Anh vẫn có động thái làm tròn bổn phận con trong nhà dù đã ly hôn - Ảnh 5.

Hai bên gia đình vẫn tái hợp ở những dịp đặc biệt.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào?

Mới đây, những hình ảnh được cho là tiền điện tử của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã được tờ SCMP đăng tải. Nguồn tin thân cận của tờ báo này cũng xác nhận hệ thống ngân hàng Trung Quốc đang thử nghiệm đồng tiền này trong nhiều tháng qua.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 1.

Bức ảnh cho thấy ứng dụng tiền điện tử của Trung Quốc có một số chức năng cơ bản tương tự các nền tảng thanh toán trực tuyến khác như Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent, cho phép người dùng thanh toán, nhận cũng như chuyển tiền. Chức năng "touch and touch" cho phép 2 người dùng chạm điện thoại của họ vào nhau để thực hiện giao dịch chuyển tiền.

Nếu đây là sự thật, Trung Quốc sẽ là cường quốc đầu tiên trên thế giới có ngân hàng trung ương chính thức phát hành tiền điện tử nhằm kiểm soát nền kinh tế cũng như thị trường tiền ảo đang diễn biến phức tạp.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, nỗi lo lây lan dịch Covid-19 qua tiền mặt và các lệnh cách ly cũng thúc đẩy PBOC xem xét phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến bao gồm tiền điện tử.

Việc phát hành tiền điện tử sẽ khiến Trung Quốc hạn chế các loại tiền số khác. Ngoài ra trái với những dạng tiền ảo như Bitcoin, tiền điện tử của PBOC nếu được phát hành sẽ ổn định hơn do neo vào đồng Nhân dân tệ.

Dẫu vậy, nhiều chuyên gia vẫn đặt nghi vấn về ảnh hưởng của tiền điện tử với các ngân hàng thương mại, các công ty có dịch vụ thanh toán trực tuyến như Ant Financial của Alibaba hay Tencent Holdings.

1. Kế hoạch phát hành tiền

Hiện chưa có một thông tin cụ thể nào về việc phát hành tiền số nhưng theo hãng tin Bloomberg cùng các tuyên bố của những quan chức PBOC, cá nhân và doanh nghiệp có thể tải một ví điện tử về smartphone của họ sau đó tùy ý sử dụng tiền điện tử tương ứng số tiền có trong ngân hàng thương mại. Họ có thể sử dụng tiền điện tử này với bất kỳ ai có ví điện tử.

2. Môi trường thanh toán trực tuyến

Trung Quốc đang là một trong những nước đi tiên phong về thanh toán trực tuyến, hay một xã hội không tiền mặt. Thậm chí những quán ăn nhỏ ven đường tại các thị trấn miền quê cũng ưa thích sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyến hơn tiền mặt.

Trong quý I/2019, các ứng dụng thanh toán trực tuyến của Trung Quốc đã giao dịch 59 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 8,3 nghìn tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Khoảng 50% trong số đó thuộc về Ant Financial của Alibaba, 1/3 thuộc về Wechat của Tencent.

Trong khi đó, số liệu của PBOC cho thấy tổng giao dịch không tiền mặt năm 2018 của nước này đạt tới 3,8 triệu tỷ (Quadrillion) Nhân dân tệ.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 3.

Có thể nói xu thế xã hội không tiền mặt tại Trung Quốc là điều đang diễn ra phổ biến tại các nền kinh tế phát triển. Tại các nước phát triển như Thụy Điển, khảo sát của ngân hàng trung ương cho thấy chỉ có 13% số người dân thanh toán bằng tiền mặt, thấp hơn mức 39% của năm 2010.

3. Tại sao PBOC làm vậy?

Đầu tiên, Trung Quốc muốn thúc đẩy một xã hội không tiền mặt để dịch thuật có thể dễ dàng tra soát hoạt động rửa tiền cũng như các hành vi phạm pháp khác.

Tiếp đó, động thái phát hành tiền điện tử sớm có thể giúp Trung Quốc đối phó với khả năng bị áp đặt các tiêu chuẩn được thiết kế bởi bên khác nếu sử dụng những đồng tiền ảo như Bitcoin.

Ngoài ra, việc một số công ty như Facebook phát hành các loại tiền ảo như Libra đang thúc đẩy sức mạnh của đồng USD cùng như suy giảm khả năng kiểm soát hệ thống tài chính của Trung Quốc. Bởi vậy một đồng tiền điện tử chính thức do PBOC phát hành là điều hợp lý.

4. Có phải tiền ảo?

Theo Bloomberg, tiền điện tử do PBOC phát hành không phải tiền ảo. Thông thường những loại tiền ảo như Bitcoin không có sự kiểm soát của bất kỳ chính phủ hay tổ chức nào, hệ thống Blockchain sẽ xác nhận và tính toán các giao dịch. Hoạt động giao dịch tiền ảo thậm chí chẳng cần những bên trung gian như các ngân hàng trung ương để xác nhận.

Bởi vậy, tiền ảo thường biến động lớn về giá trị và chẳng mấy thích hợp trong các giao dịch hàng ngày. Thay vào đó, chúng được các băng đảng ưa thích sử dụng như hoạt động rửa tiền hoặc đầu cơ.

Đối với đồng Libra của Facebook, chúng cũng được coi là tiền ảo nhưng ổn định hơn do neo vào những đồng tiền mạnh như USD, Euro, Yên... dù vẫn được xử lý bằng Blockchain và không qua ngân hàng trung ương nào.

Hiện tại, PBOC vẫn chưa xác định đồng tiền điện tử mới có sử dụng Blockchain để xử lý giao dịch hay không.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 4.

  5. Tại sao không dùng tiền ảo hiện có?

Trung Quốc đã cấm tiền ảo cũng như việc gọi vốn bằng tiền ảo từ năm 2017 nhằm giữ ổn định cho hệ thống tài chính và đối phó với nạn tín dụng đen. Mặc dù tiền ảo vẫn được lén lút giao dịch ở Trung Quốc nhưng chúng bị kiểm soát chặt hơn.

Thêm nữa, tiền ảo hiện có trên thị trường Trung Quốc có thể dễ dàng chuyển ra nước ngoài mà không được kiểm soát, tạo nên sự mất ổn định và phá giá đồng Nhân dân tệ.

6. Blockchain

Trung Quốc vẫn đang cân nhắc việc có nên sử dụng Blockchain để quản lý giao dịch tiền điện tử hay không bởi nhiều chuyên gia lo lắng công nghệ này không đủ an toàn để xử lý khối lượng giao dịch trực tuyến vô cùng lớn tại đây.

Vào ngày lễ độc thân năm 2018, giao dịch trực tuyến tại Trung Quốc đạt đỉnh 92.771 hóa đơn thanh toán online mỗi giây, cao hơn rất nhiều so với khả năng xử lý của hệ thống Blockchain của Bitcoin.

7. Tính bảo mật

PBOC cho biết họ sẽ cân bằng giữa việc bảo vệ danh tính người dùng với nỗ lực đối phó các tội phạm về tài chính trong tiền điện tử. Hiện mọi người vẫn chưa rõ điều này có ý nghĩa gì nhưng PBOC nói rằng họ sẽ không tiết lộ hoàn toàn thông tin người sử dụng tiền điện tử với các ngân hàng.

Dẫu vậy, danh tính cá nhân sẽ bị gắn chặt với ví điện tử, qua đó giúp các cơ quan chức năng tra soát khi cần thiết.

8. Khi nào phát hành?

Theo Bloomberg, PBOC sẽ sớm phát hành tiền điện tử rộng rãi ra thị trường. Trên thực tế từ năm 2014, PBOC đã nghiên cứu kế hoạch tiền điện tử và tuyển dụng nhiều chuyên gia trong ngành để phát triển đề án này.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 5.

9. Người dân có sử dụng?

Rất khó để nói trước rằng liệu người Trung Quốc có sử dụng đồng tiền điện tử do PBOC phát hành hay không. Theo lý thuyết, ví điện tử để sử dụng đồng tiền điện tử của PBOC cũng chẳng khác gì các ví điện tử của Alipay hay Wechat. Trong khi đó, các ví điện tử hiện có của các công ty tư nhân còn bao gồm nhiều ứng dụng thú vị như mạng xã hội, thương mại điện tử, gọi xe taxi, đầu tư, vay tiền...

Chuyên gia Da Fonghei của Neo cho biết ông không thấy có bất cứ nguyên nhân gì để người dân chuyển từ ứng dụng thanh toán như Alipay sang ví điện tử của PBOC, trừ phi chính phủ bắt buộc.

10. Ngân hàng sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Tiền điện tử chủ yếu sẽ chỉ ảnh hưởng đến thủ tục làm sổ sách của ngân hàng mà không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh. Tiền điện tử sẽ không được tính vào trong rổ tiền tiết kiệm tại ngân hàng bởi chúng thực chất là tiền đang được lưu thông chứ không phải tiền mà ngân hàng có thể sử dụng để cho vay.

Các ngân hàng thương mại cũng phải đặt cọc 100% lượng tiền dự trữ bắt buộc tại ngân hàng trung ương để sử dụng tiền điện tử của PBOC.

Ngoài ra, việc phát hành tiền điện tử sẽ khiến PBOC phải tăng cường công tác xử lý dữ liệu cũng như trả lời các thắc mắc do người dân mới sử dụng.

11. Ảnh hưởng kinh tế

Theo Bloomberg, ảnh hưởng của tiền điện tử đến nền kinh tế sẽ không diễn ra ngay. Mục đích chính của PBOC là thay thế tiền mặt bằng tiền điện tử nên chúng sẽ không ảnh hưởng đến lượng cung tiền cũng như nhiều chính sách tiền tệ khác.

Báo cáo của PBOC năm 2018 cho thấy nếu tiền điện tử được chấp nhận rộng rãi nhưng vì lý do khủng hoảng, người dân tiết kiệm tiền mặt nhiều hơn mà không gửi ngân hàng thì tình hình vẫn có thể kiểm soát được. Thậm chí, chính quyền Bắc Kinh có thể sử dụng tiền điện tử như một kênh phi truyền thống để điều tiết thị trường.

Ví dụ, chính phủ Trung Quốc có thể yêu cầu các ngân hàng xác định thông tin chi tiết về lãi suất, mục đích, đối tượng cho các khoản tín dụng bằng tiền điện tử, qua đó kiểm soát và điều tiết tốt hơn các chính sách.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng việc phát hành tiền điện tử sẽ giúp Trung Quốc có thêm các lựa chọn về chính sách tiền tệ. Ví dụ họ có thể áp dụng lãi suất âm dễ dàng hơn khi người dân không gửi tiền trong ngân hàng theo cách truyền thống.

"Họ gọi tôi là corona": Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người "dưới đáy xã hội"

Tầng lớp dưới cả tầng đáy

Có tất cả 4 tầng lớp xã hội chính thức ở Ấn Độ. Tầng cao nhất là Bramin, bao gồm các thầy tu và nhà tri thức. Tầng thứ 2 là Kshatriya, những nhà thống trị. Tầng thứ 3 là Vaishya, công-nông-thương. Và tầng thứ 4 là Shudra, đầy tớ.

Ngoài ra còn một tầng thứ 5 không chính thức, Dalit và Adivasi. Những người ở tầng thứ 5 này bị cả 4 tầng lớp trên khinh khi, xa lánh, phải chịu thiệt thòi về mọi mặt. Vào năm 1950, Ấn Độ chính thức xóa bỏ hệ thống phân cấp xã hội. Tuy nhiên, đó chỉ là trên bề mặt, vì hệ thống tồn tại suốt hơn 2000 năm vẫn đang hiện diện trong đời sống xã hội của dân Ấn Độ. Ngày nay trong Ấn Độ vẫn có khoảng 25% dịch thuật dân số là Dalit và Adivasi, rơi vào tầm 325 triệu người.

Người Dalit và Adivasi, Ấn Độ là đối tượng bị tổn thương vì Covid-19 nhiều nhất

Suốt nhiều thế kỷ, các Dalit và Adivasi chỉ có thể làm công việc nhặt rác, dọn dẹp vệ sinh kiếm sống. Người Ấn Độ kỳ thị họ bẩn thỉu, luôn cố ý tránh xa. Toàn Ấn Độ có khoảng 600.000 làng mạc. Hầu hết các làng đều cắt ra một góc nhỏ biệt lập, cách xa khu tập trung dân cư làm nơi dành riêng cho người Dalit và Adivasi.

"Những góc này đều xa bệnh viện, ngân hàng, trường học…," - Paul Divakar, nhà hoạt động nhân quyền Dalit, Ấn Độ cho biết. "Khi Covid-19 bùng nổ, sợ rằng các gói viện trợ không đến nổi đây".

Ngày 25/3/2020, Ấn Độ thực hiện phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Người Dalit và Adivasi trong nhiều khu ổ chuột tách biệt, trong đó là nhóm 57 gia đình trên đỉnh đồi Vijayawada, Andhra Pradesh bị cấm túc. Họ thậm chí không được phép xuống đồi để mua thực phẩm, nhu yếu phẩm và thuốc men.

Họ gọi tôi là corona: Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người dưới đáy xã hội - Ảnh 2.

Polamma bụng bầu tháng thứ 9 bị cản đường, cấm tới tạp hóa mua đồ

Polamma đang mang thai tháng thứ 9 và có 4 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Cô bê cái bụng bầu to tướng, ì ạch đi bộ suốt 1km để đến cửa hàng tạp hóa gần nhất mua đồ. Giữa đường, Polamma bị mọi người dưới chân đồi chặn lối, đuổi về. "Chúng tôi bị nhốt ở đây như những tù nhân," – cô nói.

"Tôi đang sống gần một nhà máy chế biến sữa mà không có nổi một giọt cho con uống."

Bị từ chối cung cấp đồ bảo hộ

Từ năm 2017, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ đã ban hành chỉ thị, mọi công nhân vệ sinh đều phải được cung cấp trang phục bảo hộ cá nhân, chí ít cũng phải có khẩu trang và găng tay. Tuy nhiên theo Suryaprakash Solanke, lãnh đạo Hiệp hội Công nhân Dalit ở Mumbai, nhiều người dù đang là nhân viên dọn dẹp cho bệnh viện mà vẫn không được cung cấp trang phục bảo hộ.

"Họ đã dọn dẹp, cọ rửa các bệnh viện, khu dân cư, đường phố và nhà ga suốt nhiều năm,"- Solanke phản ánh. "Nhưng thay vì trao đồ bảo hộ và khen thưởng, mọi người lại tẩy chay họ."

Đáng ngại nhất là trong thời điểm Covid-19 hoành hành, các nhân viên vệ sinh người Dalit và Adivasi vẫn thiếu trang thiết bị bảo hộ. "Chúng tôi dọn dẹp phòng bệnh, giặt giũ quần áo bẩn của bệnh nhân suốt ngày mà chỉ được trả mỗi 8.500 rupee/tháng (khoảng 2,6 triệu VNĐ),"- Salvi, một nhân viên vệ sinh lên tiếng. "Và bây giờ, chúng tôi còn có nguy cơ bị lây bệnh cao hơn".

Salvi cũng sợ bị nhiễm Covid-19, không muốn đi làm nhưng lại không thể nghỉ vì vấn đề cơm áo. Công việc ấy là tất cả những gì cô có, để nuôi sống cả gia đình.

Cảnh sát Ấn Độ sẵn sàng dùng roi với những trường hợp vi phạm lệnh phong tỏa

Bên lề xã hội

Ngày 26/3/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nirmala Sitharaman tuyên bố tất cả các nhân viên trong ngành y tế đều được trợ cấp gói bảo hiểm y tế 3 tháng, riêng các nhân viên vệ sinh còn được hưởng gói bảo hiểm đặc biệt. Họ chỉ cần trình thẻ căn cước và thẻ nhân viên là hoàn tất thủ tục đăng ký.

Thế nhưng theo Trung tâm Tài nguyên Dalit Bahujan, vấn đề nằm ở chỗ có đến 22% lao động Dalit chưa được cấp chứng minh nhân dân, và 33% không được phát thẻ nhân khẩu. Những người này không thể tiếp cận bất cứ gói hỗ trợ bảo hiểm, tài chính hay thực phẩm nào hết.

Họ gọi tôi là corona: Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người dưới đáy xã hội - Ảnh 4.

Estheramma không có tài khoản ngân hàng để nhận tiền hỗ trợ

Một số Dalit là nhân viên vệ sinh chính thức, có chứng minh thư nhưng lại chưa được cấp thẻ nhân viên, ví dụ như Salvi. Cô không được phép lên xe buýt, phải lội bộ 90 phút tới chỗ làm. Vì quá vất vả, Salvi cố tiếp cận trưởng khoa, xin thẻ nhân viên. "Bà ấy cấm tôi tới gần và gọi bảo vệ đến lôi tôi đi. Trong mắt bà ta, tôi vốn là rác rưởi, và bây giờ thì còn ghê gớm hơn cả rác rưởi," – Salvi kể.

Chính phủ Ấn Độ cũng mới mở gói hỗ trợ tài chính trong 3 tháng cho phụ nữ nghèo, mỗi người được phát 500 rupee/tháng (khoảng 150.000 VNĐ), chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Song nhiều chị em Dalit và Adivasi, trong đó có Estheramma, lại không có số tài khoản, bởi cô chẳng có căn cước mà mở.

"Lẽ ra, các gói cứu trợ không nên quá cứng nhắc vấn đề thẻ nhận dạng," – nhà kinh tế Jayati Ghosh phàn nàn.

Nghe tin Covid-19, Sanoj Kumar-một Dalit đang làm việc tại lò gạch ở Tamil Nadu liền lên tàu về quê trước lệnh phong tỏa. Vừa xuống sân ga, anh đã bị cảnh sát lôi đến bệnh viện kiểm tra, sau đó ra lệnh tự cách ly tại nhà 14 ngày. Cứ 2 ngày một lần, nhân viên y tế lại đến khám. "Mỗi khi tôi thò mặt ra cửa, mọi người lại hét corona, corona kìa," - Kumar chua chát.

Họ gọi tôi là corona: Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người dưới đáy xã hội - Ảnh 5.

Sanoj Kumar bị gọi là "corona" khi định bước ra khỏi cửa

"Trước đây, họ chỉ tránh xa tôi vì tôi là dân Dalit nhưng bây giờ, họ còn gọi tôi là mầm bệnh nữa."

Chính phủ Ấn Độ đã hạ lệnh kéo dài giãn cách-cách ly xã hội đến hết ngày 3/5/2020. Sau 2 tuần, Polamma phải nhờ các nhà hoạt động Dalit và cảnh sát can thiệp thì mới vào được tiệm tạp hóa. Còn Salvi vẫn đi bộ đến chỗ làm, dọn dẹp vệ sinh bệnh viện trong tình trạng thiếu đồ bảo hộ.

Tham khảo: CNN

Venice trước và sau khi phong tỏa vì Covid-19 nhìn từ vũ trụ: Biểu tượng nước Ý bỗng trong xanh, sạch bóng tàu thuyền

Đại dịch Covid-19 đang gây ra rất nhiều thiệt hại cho cả thế giới. Hơn 2,1 triệu người nhiễm, 145.000 ca tử vong, nền kinh tế toàn cầu thì lao đao chưa từng thấy và kéo theo hàng triệu người mất việc làm. Điểm sáng duy nhất cho một đại dịch u tối, có lẽ là một số ảnh hưởng tích cực về môi trường mà thôi.

Tại Venice là một ví dụ. Mới đây, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã đăng tải 2 tấm hình chụp từ vệ tinh về thành phố Venice của Ý, vào thời điểm trước và sau khi dịch bệnh xảy ra.

Một tấm được chụp vào ngày 13/4/2020, tấm còn lại là ngày 19/4 nhưng vào năm 2019. Nó cho thấy dù là từ cùng một kỳ trong 2 năm, thành phố biểu tượng của Ý đã thay đổi rất nhiều sau đại dịch.

Kéo sang trái để thấy sự thay đổi sau 1 năm tại Venice

Những hình ảnh trên được chụp từ vệ tinh Sentinel-2, nằm trong chương trình Copernicus của ESA với nhiệm vụ quan sát sự thay đổi về môi trường trên Trái đất.

Theo ESA, bức ảnh cho thấy sự thay đổi về mật độ tàu thuyền di chuyển qua những con kênh của thành phố này. Được biết, Venice vốn rất nổi tiếng với hệ thống kênh đầy lãng mạn và thơ mộng, gần như mọi thời điểm trong năm đều rất đông đúc tàu thuyền qua lại. Nhưng từ khi thi hành lệnh phong tỏa vào ngày 8/3, cả thành phố trở nên vắng lặng.

Tàu thuyền biến mất sau lệnh phong dịch thuật tỏa

Việc tàu thuyền không thể hoạt động gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của Venice, nhưng cũng an ủi phần nào khi để lại hiệu ứng tốt cho môi trường. Và ngoài ra, đây không phải là những hình ảnh đầu tiên cho thấy điều đó.

Chỉ vài ngày sau lệnh phong tỏa, người dân Venice đã chia sẻ nhiều hình ảnh nước kênh trong xanh đến mức nhìn thấy cả cá. Trên thế giới cũng vậy: người Ấn Độ có thể nhìn thấy dãy Himalaya lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, do ô nhiễm không khí được giảm bớt. Tại Mỹ, các hình ảnh từ vệ tinh cũng cho thấy ô nhiễm giảm mạnh sau khi hàng triệu người buộc phải ở trong nhà theo chỉ thị giãn cách xã hội.

Ở thời điểm hiện tại, Ý vẫn nằm trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ dịch bệnh. Theo số liệu từ ĐH Johns Hopkins, quốc gia này có gần 22.000 người tử vong, cùng 165.000 ca dương tính với virus corona chủng mới.

Nguồn: CNN